CẤU TRÚC – MẶT CẮT SÀN GỖ KỸ THUẬT
Ván sàn gỗ kỹ thuật hay còn gọi là ván sàn gỗ Engineer là loại vật liệu đang ngày càng được ưa chuộng nhằm thay thế cho sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp. Trước sự khan hiếm của sàn gỗ tự nhiên – do nguồn cung gỗ thấp và giá thành cao, trước tuổi thọ thấp của sàn gỗ công nghiệp, người tiêu dùng đang ngày càng thông thái chọn cho mình lựa chọn phối kết hợp ưu điểm giữa 2 loại hình sàn gỗ trên là sàn gỗ Engineer. Vậy sàn gỗ Engineer là gì? Có những đặc điểm kỹ thuật như nào? Cùng Adorn Museum tìm hiểu những đặc điểm của sàn gỗ Engineer nhé!
I. Sàn gỗ Engineer là gì?
Sàn gỗ Engineer hay còn gọi là ván sàn kỹ thuật là loại sàn gỗ cấu tạo từ các lớp gỗ ghép lại với nhau, gồm lớp bề mặt là gỗ tự nhiên dày từ 2mm – 5mm, lớp phía dưới lớp bề mặt là lớp cốt Plywood hoặc lớp gỗ tự nhiên ghép ngang. Do đó khi lắp ghép hoàn thiện, bề mặt sàn gỗ Engineer giống hệt sàn gỗ tự nhiên 100%
II. Cấu tạo các loại sàn gỗ Engineer (sàn gỗ kỹ thuật)
1. Cấu tạo sàn gỗ kỹ thuật 3 lớp:
Sàn gỗ kỹ thuật đã có từ rất lâu của thế kỷ trước. Vào khoảng năm 80 tại châu Âu, sàn gỗ kỹ thuật 3 lớp lần đầu tiên được sử dụng và từ đó đến nay trở thành 1 cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp gỗ khi lượng người dùng ngày càng đông đảo, công nghệ sản xuất sàn gỗ được cải tiến thường xuyên để mang lại sản phẩm chất lượng tốt hơn. Về cơ bản, sàn gỗ kỹ thuật 3 lớp cấu tạo từ 3 lớp khác nhau.
- Lớp bề mặt: được làm từ lớp gỗ tự nhiên, độ dày từ 3mm-6mm, mang đầy đủ tính chất của gỗ tự nhiên từ lớp vân gỗ, độ cứng cho tới đặc tính chống thấm nước. Dễ dàng lau chùi và làm mới nếu cần thiết.
- Lớp giữa: gồm những thanh gỗ nhỏ, được xếp cẩn thận với nhau tạo nên sự ổn định cho kết cấu. Sau khi đã được xử lý mối mọt kĩ càng sẽ mang lại khả năng chống mối mọt tốt, khả năng chống tiếng ồn so với sàn gỗ solid.
- Lớp cuối cùng: thường bằng gỗ cao su hoặc gỗ tận dụng ghép lại, là 1 dải gỗ dài, chiều dày từ 3mm – 5mm tạo ra một kết cấu vững chắc, tránh được sự co giãn của gỗ, hạn chế ẩm ảnh hưởng đến các lớp trên.
Các lớp được kết nối với nhau bằng những loại keo chuyên dụng đặc biệt. Công nghệ xử lý gỗ hiện đại có thể cho ra sàn gỗ với kích thước vượt trội hơn hẳn so với sàn gỗ truyền thống.
2. Cấu tạo sàn gỗ kỹ thuật 2 lớp:
- Về tổng thể, thì sàn gỗ kỹ thuật 2 lớp và 3 lớp không có quá nhiều khác biệt. Lớp bề mặt sàn gỗ kỹ thuật 2 lớp được chế tạo tương tự sàn gỗ kỹ thuật 3 lớp. Tuy nhiên thay vì 2 lớp tiếp theo thì được thay thế bằng lớp ván ép 9 lớp (plywood được nhập khẩu từ Nga) dưới áp suất cao và công nghệ xử hiện đại, hạn chế tối đa tình trạng tình trạng nứt rãnh, cong vênh, mối mọt. Nếu được sử dụng trong điều kiện tốt thì thời gian sử dụng bền bỉ, có thể lên đến 30 năm.
- Về ưu điểm vượt trội, thật ra sàn kỹ thuật 2 lớp và 3 lớp đều có những đặc tính hạn chế được điểm yếu của sàn gỗ tự nhiên. Để tìm ra loại sàn thích hợp với gia đình mình, tốt nhất khách hàng nên tìm đến đơn vị cung ứng để được tư vấn chính xác nhất. Ngoài ra chất lượng sàn gỗ còn phụ thuộc rất lớn vào đơn vị sản xuất, chất lượng nguyên liệu gỗ.
3. Sàn gỗ Solid (sàn gỗ tự nhiên nguyên thanh)
- Sàn gỗ solid chính là sàn gỗ tự nhiên được chế tạo từ gỗ nguyên khối, mỗi miếng dày khoảng 15 - 20mm, do vậy dễ dàng đánh bóng làm mới khi có nhu cầu. Trên các ván gỗ có rãnh mộng để lắp ghép lại với nhau.
- Do là gỗ tự nhiên nên sàn gỗ solid cũng mang đầy đủ đặc tính của gỗ tự nhiên: dễ bị giãn nở, có vết nứt, màu sắc gỗ không đồng đều…Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, gỗ nguyên liệu đã được sấy tẩm nghiêm ngặt, giảm thiểu tối đa những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ gỗ.
- Nhược điểm lớn nhất của sàn gỗ solid chính là có giá thành khá cao, đối với các ván sàn nhập khẩu thì chi phí còn cao hơn nữa.
Bài viết trên đã giới thiệu với các bạn các cấu trúc kỹ thuật sàn gỗ hiện nay. Để được hỗ trợ chọn lựa sản phẩm ưng ý và đội ngũ thi công lành nghề nhất, bạn hãy liên hệ ngay với Adorn Museum, chúng tôi với đội ngũ thi công dày dặn kinh nghiệm, chất lượng sản phẩm vượt bậc đã được kiểm chứng bằng nhiều chứng chỉ giải thưởng khác nhau và sự hài lòng của rất nhiều khách hàng.
ADORN MUSEUM
Địa chỉ: O-1, TM.01, Tầng 1, Tòa nhà Orchid 1, Hado Centrosa Garden, Số 200, Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP.HCM, Việt Nam.
Hotline: (+84) 28 3930 3428
Email: support@adornmuseum.com
Giờ hoạt động:
8:30 - 17:30, Thứ 2 – Thứ 6 & 8:30 - 12:00, Thứ 7