HIỂU VỀ WYZENBEEK VÀ MARTINDALE

HAI BÀI THỬ NGHIỆM ĐỘ BỀN TRÊN VẢI

Trong ngành dệt may, Wyzenbeek và Martindale là hai cái tên không còn xa lạ. Chúng là những bài kiểm tra về độ mài mòn và ma sát trên vải, từ đó đưa ra những kết luận về độ bền cũng như chất lượng của vật liệu. Trong ngành nội thất, các thương hiệu uy tín đều quan tâm và nghiên cứu kỹ về hai thử nghiệm trên để chọn ra vật liệu phù hợp cũng như tốt nhất cho sản phẩm của mình. Trong bài viết này, hãy cùng Adorn Museum khám phá những lý do khiến bài kiểm tra Wyzenbeek và Martindale trở nên quan trọng và ngày càng được quan tâm trong ngành nội thất.

1. Thử nghiệm Wyzenbeek và Martindale là gì?

Các bài kiểm tra Wyzenbeek và Martindale là hai phương pháp thường được sử dụng để dự đoán độ bền của vật liệu. Hai phương pháp này được đặt tên theo hai “cha đẻ” của hai phát minh là Andrew Wyzenbeek và JG Martindale. Tuy nhiên chúng là các thử nghiệm kiểm tra các thuộc tính khác nhau và đây là những thử nghiệm riêng biệt. Vậy nên thành trong công thử nghiệm này không đồng nghĩa với việc thử nghiệm kia sẽ thành công. Martindale là bài kiểm tra ưa thích ở châu Úc, trong khi đó Wyzenbeek được ưa thích ở Bắc Mỹ. Wyzenbeek thường được sử dụng cho sợi tổng hợp và Martindale thường được sử dụng cho len và sợi tự nhiên.

2. Thử nghiệm Wyzenbeek

Thử nghiệm Wyzenbeek (ASTM D4157) được coi là phương pháp tiêu chuẩn để đo khả năng chống mài mòn của vải ở Bắc Mỹ. Với phương pháp này, một miếng vải cotton canvas (cotton duck) hoặc miếng lưới kim loại (wire screen) sẽ được kẹp chặt trên một chiếc máy đặc biệt và cọ xát vào miếng vải được yêu cầu thử nghiệm. Máy bắt đầu chuyển động theo hai hướng vuông góc (chuyển động tới lui theo sợi dọc và sợi ngang) cho đến khi chúng có dấu hiệu bị mòn.

Ví dụ: Mẫu vải được kiểm tra sau mỗi 5.000 lần chà xát kép (Double Rubs) và nếu vải vẫn giữ được độ bền, nó sẽ trải qua một chu kỳ 5.000 lần khác. Khi đã thấy rõ sự sờn rách hoặc xảy ra hai lần đứt sợi, tức là đã đạt đến điểm kết thúc và khả năng chống mài mòn của chất liệu vải đó sẽ được đánh giá theo điểm kết thúc (điểm cuối cùng) mà nó đã vượt qua.

Một số thuật ngữ cần chú ý:

  • Mỗi lần chuyển động qua lại là một lần “chà xát kép”.
  • Vải cotton canvas hoặc miếng lưới kim loại (wire screen) đóng vai trò là chất mài mòn.
  • “Điểm kết thúc” được xác định khi mẫu vải thí nghiệm có hai sợi liên tiếp bị đứt. Thử nghiệm được dừng lại và kết quả được ghi lại tại thời điểm đó.

Thông thường, vải cotton canvas là chất mài mòn phổ biến trong các thử nghiệm Wyzenbeek. Nhưng cũng có một số trường hợp họ sử dụng một miếng lưới kim loại để làm chất mài mòn. Những trường hợp này thường thử nghiệm trên những mẫu vải được cho là có khả năng chống mài mòn cực cao, chẳng hạn như olefin. Sau thí nghiệm, miếng vải đáp ứng tiêu chuẩn cho mục đích kinh doanh các đồ dùng dân dụng phải đạt từ 15.000 lần chà xát kép, 30.000 lần cho mục đích kinh doanh thương mại quy mô lớn hơn (nhà hàng, phòng hội nghị, khách sạn…). Bên cạnh đó, có thể yêu cầu cao hơn 30.000 lần với các mục đích kinh doanh – thương mại lớn như sân vận động, nhà hát…

3. Thử nghiệm Martindale

Martindale (ASTM D4966) là bài kiểm tra ưa thích ở châu u và đã được quốc tế công nhận để đo khả năng chống mài mòn của vải. Trong phương pháp này, một máy dao động đặc biệt sẽ chà xát vải theo hình số 8 quay với một miếng vải len hoặc miếng lưới kim loại. Trong đó, mỗi số 8 là một chu kì và miếng vải len hoặc miếng lưới kim loại là chất mài mòn.

Nếu thử nghiệm Wyzenbeek chỉ đo độ mài mòn theo chuyển động tới lui, thì thử nghiệm Martindale đo khả năng chống mài mòn theo nhiều hướng. Kết quả của thử nghiệm Martindale được hiển thị dưới dạng số chu kỳ hoàn thành trước khi vải bắt đầu có dấu hiệu hao mòn. Nếu hai hoặc nhiều sợi bị đứt, vón cục hoặc lủng lỗ thì được coi là dấu hiệu của sự hao mòn. Dưới đây là kết quả và ứng dụng của bài kiểm tra Martindale trong thực tế.

 

 

Có vẻ như con số càng cao thì chất lượng càng tốt, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Ví dụ: kết quả trên 100.000 lần chà xát kép/chu kỳ không nhất thiết có nghĩa là hàng dệt sẽ tồn tại mãi mãi. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ bền tổng thể của vải: cách sử dụng, cách vệ sinh, cách bảo quản… Một miếng vải có dán nhãn đạt 300.000 lần chà xát thì không có nghĩa là nó sẽ tồn tại lâu hơn gấp 10 lần so với miếng vải có nhãn 30.000 lần chà xát. Hiệu suất thực tế của vải vóc thường được xác định bởi nhiều yếu tố như hàm lượng sợi, kiểu dệt, độ hoàn thiện, bảo trì, vệ sinh và cách sử dụng. Độ bền của vải vóc là sự kết hợp phức tạp của một số thử nghiệm hiệu suất, ngoài độ mài mòn, còn bao gồm độ trượt của đường may, độ vón cục, độ bền…

ADORN MUSEUM

Địa chỉ: O-1, TM.01, Tầng 1, Tòa nhà Orchid 1, Hado Centrosa Garden, Số 200, Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP.HCM, Việt Nam.

Hotline: (+84) 28 3930 3428

Email: support@adornmuseum.com

Giờ hoạt động:

8:30 - 17:30, Thứ 2 – Thứ 6 & 8:30 - 12:00, Thứ 7