NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ SƠN TĨNH ĐIỆN

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường nghe đến những sản phẩm là có sơn tĩnh điện, tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng biết loại sơn đó là gì. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Adorn Museum sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ công nghệ sơn tĩnh điện là gì cũng như vai trò của sơn tĩnh điện trong công cuộc hoàn thiện sản phẩm nội thất.

1. Sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện là một công nghệ sơn phổ biến hiện nay, công nghệ này sử dụng nguyên lý điện từ để màng sơn bám dính tốt hơn vào bề mặt kim loại được sơn. Công nghệ sơn tĩnh điện chỉ thích hợp cho các vật liệu kim loại có tính dẫn điện như sắt, thép. Vì được thực hiện bằng cách cho bột sơn mang điện tích dương, còn bề mặt kim loại mang điện tích âm. Khi sơn, các điện tích dương (+) gặp điện tích âm (-) sẽ liên kế vào với nhau theo nguyên lý dòng điện khiến lớp sơn gắn chặt, đồng đều khắp bề mặt kim loại. Do đó, chất lượng lớp sơn tĩnh điện sẽ tốt hơn các công nghệ sơn thủ công thông thường.

2. So sánh sơn tĩnh điện & sơn thường

Yếu tố

Sơn tĩnh điện

Sơn thường

Chi phí

Chi phí tiết kiệm nhờ quy trình hiệu quả, không phát sinh thêm phí nhân công, vật liệu,...

Quy trình sử dụng sơn thường kém hiệu quả hơn. Khách hàng phải chi trả một khoản tiền để xử lý phần sơn thừa

Sự an toàn

Người thi công được bảo hộ và trang bị súng phun sơn, không tiếp xúc trực tiếp với sơn

Người thi công sử dụng cọ hoặc chổi và trực tiếp sơn lên bề mặt của sản phẩm nên dễ bị dính màu sơn

Thân thiện với môi trường

Không chứa hợp chất hữu cơ hay dung môi nên an toàn cho môi trường

Thành phần chứa hàm lượng dung môi lớn gây ô nhiễm môi trường

Tính hiệu quả 

Sơn tĩnh điện giúp sản phẩm có độ phủ đều, dày và cứng

Lớp phủ của sơn thường mỏng và không đều màu

Màu sắc 

Màu sắc chuẩn, đẹp và không bị tác động bởi tia cực tím

Màu dễ bị phai theo thời gian

Độ bền

Lớp phủ sơn tĩnh điện được liên kết chặt chẽ với công nghệ hiện đại nên khó bị bong tróc, trầy xước trong thời gian dài

Dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân của môi trường, dễ bị bong tróc

3. Ứng dụng sơn tĩnh điện trong sản xuất nội thất

Có rất nhiều kim loại có thể kết hợp với sơn tĩnh điện để nâng cao chất lượng nhưng người dùng có xu hướng “ưa chuộng” 3 loại vật liệu “cơ bản” là sắt sơn tĩnh điện, nhôm sơn tĩnh điện và inox sơn tĩnh điện hơn cả.

  • Sắt sơn tĩnh điện 

Sắt sơn tĩnh điện là vật liệu lõi sắt và được phủ một lớp sơn ở bên ngoài. Đây là một trong những loại vật liệu phổ biến trong cả lĩnh vực xây dựng và trang trí nội thất. Sắt sơn tĩnh điện thường được sử dụng để sản xuất những mẫu bàn, ghế trong nhà ăn hoặc dùng ở ngoài trời. Những vật dụng này có thiết kế, mẫu mã cực kỳ đa dạng,  độ bền bỉ, chắc chắn đáng nể và rất an toàn.

  • Nhôm sơn tĩnh điện

Sử dụng nhôm sơn tĩnh điện thay thế các vật liệu truyền thống như gỗ tự nhiên, sắt nguyên bản hay nhựa,… đang là xu hướng được rất nhiều chủ nhà yêu thích bởi ưu điểm nổi trội của loại vật liệu này. Với lõi nhôm chắc, nhẹ, bền ở bên trong và lớp sơn mỏng, đẹp, siêu bám ở bên ngoài, các tấm nhôm sơn tĩnh điện không những đáp ứng được   những yêu cầu thẩm mỹ khắt khe mà còn mang đến chất lượng hoàn hảo. Nhôm sơn tĩnh điện được ứng dụng rất nhiều trong việc sản xuất cửa để hoàn thiện nội thất cho công trình.

  • Inox sơn tĩnh điện

Inox hay còn được gọi là thép không gỉ là một hợp kim cực bền, được các nhà thầu xây dựng rất quan tâm. Khi tấm inox được phủ một lớn sơn tĩnh điện, hình thức và chất lượng của sản phẩm được nâng lên rất nhiều, vì thế nó trở thành một trong những loại vật liệu yêu thích nhất ở thời điểm hiện tại. Cửa inox sơn tĩnh điện, cổng inox sơn tĩnh điện, giá đựng, kệ inox sơn tĩnh điện,…là những sản phẩm được người dùng tin tưởng lựa chọn nhằm tô điểm thêm cho ngôi nhà của mình. Sự xuất hiện của những đồ vật, thiết bị bằng inox sơn tĩnh điện mang đến cho không gian diện mạo mới mẻ, độc đáo và “chất” hơn.

ADORN MUSEUM

Địa chỉ: O-1, TM.01, Tầng 1, Tòa nhà Orchid 1, Hado Centrosa Garden, Số 200, Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP.HCM, Việt Nam.

Hotline: (+84) 28 3930 3428

Email: support@adornmuseum.com

Giờ hoạt động:

8:30 - 17:30, Thứ 2 – Thứ 6 & 8:30 - 12:00, Thứ 7