THÀNH PHẦN HÓA HỌC CƠ BẢN CẤU TẠO SƠN NƯỚC

I. Sơn nước là gì?

Sơn nước là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng có khả năng liên kết với các chất màu tạo màng liên tục bám dính trên bề mặt của vật chất. Tùy theo tính chất của mỗi loại sơn mà chúng sẽ được điều chỉnh với một lượng chất phụ gia và dung môi phù hợp. Chúng thường được cấu tạo từ những thành phần chính như: nước, bột màu và chất phụ gia kết dính. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại sơn nước có đặc tính và màu sắc khác nhau. Đồng thời cũng được sử dụng với đa dạng mục đích như: trang trí, bảo vệ bề mặt, chống nóng,…. Cho nên nên ngày càng được nhiều người lựa chọn cho công trình của mình.

II. Thành phần của sơn gồm những gì?

Tùy vào loại sơn, mục đích sử dụng mà thành phần của loại sơn đó sẽ có chút khác biệt. Tuy nhiên, về cơ bản khi sản xuất sơn sẽ bao gồm những thành phần chính như sau:

1. Nhựa

Đây là thành phần chính chiếm khoảng từ 40% đến 60% tùy vào yêu cầu của sơn thành phẩm. Thành phần này bao gồm các hợp chất hữu cơ như: Alkyd, Acrylic, Epoxy, Polyurethane, Fluorocarbon. Những chất liệu này có khả năng tạo nên sự liên kết giữa các thành phần của sơn nước, tạo độ kết dính và bền màu cho sơn, làm nên cấu trúc của sơn.

2. Bột màu

Bột màu chiếm từ 7% đến 40%, gồm có bột màu gốc, bột chống gỉ, bột màu bổ sung. Những thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo màu, tạo độ cứng và độ bền của màng sơn. Bột màu có hai loại là vô cơ và hữu cơ. Cụ thể:

  • Màu vô cơ (hay còn được gọi là màu tự nhiên). Loại màu này được tạo nên bằng cách nghiền mịn các vật liệu thiên nhiên. Nhóm vật liệu này gồm có: đá phấn trắng, minium sắt màu nâu đất; nioni thiên nhiên khô có màu nâu hồng, than chì có màu xám. Loại màu này cho độ che phủ cao và khá bền màu.
  • Màu hữu cơ (hay còn gọi là màu tổng hợp). Loại màu này cho những tone màu tươi sáng và đa dạng hơn. Tuy nhiên lại có độ bền màu thấp và độ che phủ cũng không cao bằng màu màu vô cơ.

Bột màu quyết định màu sắc của sơn

3. Chất phụ gia

Chất phụ gia chiếm từ 0% cho đến 5% thành phần sơn. Là một chất giữ tỉ trọng nhỏ nhất nhưng lại có vai trò rất quan trọng giúp tăng các độ bền cho sơn bao gồm độ bền màu, khả năng chống lại tác động xấu từ thời tiết, tăng độ bóng, độ cứng và độ phủ màu của sơn. Giúp làm tăng khả năng bảo quản sơn, chống nấm mốc. Thành phần này giúp tạo sự khác biệt cho các loại sơn khác như sơn bóng, sơn chống thấm, sơn diệt khuẩn hay sơn cách nhiệt,…

4. Dung môi

Dung môi là thành phần sơn chiếm từ 10% đến 30% giúp hòa tan bột màu và nhựa. Tùy vào sự phân cực của nhựa mà mỗi nhà sản xuất sẽ quyết định dùng dung môi gì.

5. Chất kết dính

Chất kết dính có tác dụng liên kết tất cả các loại màu sơn và màng bám dính trên bề mặt vật chất. Các chất kết dính thường được sử dụng có thể là polime, cao su, dầu, keo động vật và keo casein, chất kết dính vô cơ,… tùy vào từng loại sơn cụ thể khác nhau.

6. Bột độn

Bột độn là thành phần có chức năng làm tăng một số tính chất của sản phẩm như độ bóng, độ cứng hay độ mượt,….giúp việc thi công sơn trở nên dễ dàng và còn có thể giúp kiểm soát độ lắng của sơn. Một số chất độn thường được các nhà sản xuất sử dụng cho sơn như: Carbonate, Kaolin Oxit titan, Talc…

ADORN MUSEUM

Địa chỉ: O-1, TM.01, Tầng 1, Tòa nhà Orchid 1, Hado Centrosa Garden, Số 200, Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP.HCM, Việt Nam.

Hotline: (+84) 28 3930 3428

Email: support@adornmuseum.com

Giờ hoạt động:

8:30 - 17:30, Thứ 2 – Thứ 6 & 8:30 - 12:00, Thứ 7