THỰC PHẨM TƯƠI NGON – TƯƠI KHỎE NGÀY TẾT

Để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, các gia đình thường có thói quen tích trữ thực phẩm. Thời đại công nghệ phát triển, có không ít cách để chúng ta dự trữ, bảo quản lương thực qua mùa lễ Tết. Tuy nhiên, không chỉ dựa vào các thiết bị như tủ lạnh, tủ trữ đông mà chúng ta cũng cần có sự sắp xếp thông minh, khoa học để thực phẩm luôn giữ được chất dinh dưỡng phục vụ mỗi bữa cơm gia đình. Cụ thể, chúng ta cần thực hiện những điều sau:

1. Vệ sinh tủ lạnh

Với chức năng cất trữ thực phẩm, tủ lạnh là môi trường của rất nhiều vi khuẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy. Muốn giữ cho thực phẩm, đồ ăn luôn tươi ngon, ta cần thường xuyên lau và dọn chiếc tủ lạnh của gia đình. Trong quá trình vệ sinh tủ lạnh, hãy nhớ rút phích cắm tủ lạnh và để tủ xả hơi lạnh trong một thời gian để đảm bảo an toàn.

Tủ lạnh cần được vệ sinh sạch sẽ và sắp xếp hợp lý

2. Phân loại thực phẩm trước khi để vào tủ lạnh

Mỗi loại thực phẩm sẽ có những đặc tính khác nhau và cần nhiệt độ bảo quản khác nhau. Sau khi mua thực phẩm về, bạn hãy thực hiện phân loại thực phẩm trước khi để vào tủ lạnh. Các loại thực phẩm cần được chia ra làm 3 loại: thực phẩm sống, thực phẩm chín và thực phẩm đóng hộp. Sau đó, 3 loại thực phẩm này cần được sắp xếp thành từng ngăn riêng biệt trong tủ lạnh.

Để đông lạnh và bảo quản thịt, cá tươi sống người dùng nên để loại thực phẩm này ở ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ trung bình khoảng -18 độ C, ở mức nhiệt này vi khuẩn không thể nào phát triển được. Các loại thực phẩm như nước giải khát, bánh kẹo và thức ăn chín cần được để ở ngăn mát với nhiệt độ khoảng 0 độ C. Với thực phẩm là rau củ hoặc trái cây, mức nhiệt độ phù hợp để bảo quản là từ 0 - 4 độ C.

Hướng dẫn phân loại, sắp xếp thực phẩm theo từng ngăn tủ lạnh

3. Bảo quản thực phẩm sống

  • Đối với thực phẩm sống từ thực vật như: rau, củ, trái cây… nên cất tại ngăn dưới tủ lạnh, không nên để rau và trái cây ngay bên dưới ngăn đá vì dễ bị dập. Lưu ý, sơ chế sạch sẽ và để thật ráo nước các loại thực vật, sau đó chia chúng ra từng hộp riêng.
  • Đối với súp lơ, cà rốt, hành tây, hành lá, chanh, gừng… nếu được bọc nilon (nilon bọc thức ăn) sẽ giữ rau củ tươi rất lâu. Các loại thịt tươi sống khi mua về cần được bảo quản ở ngăn đá để có thể giữ được lâu ngày.
  • Đối với thực phẩm sống từ động vật như: thịt cá, lợn, bò, gà, hải sản… nên sơ chế thật sạch và để ráo nước, sau đó chia thành từng phần phù hợp với nhu cầu sử dụng. Phải bọc thật kỹ thực phẩm và giữ trong ngăn đá tủ lạnh, để tránh tình trạng lây nhiễm vi khuẩn chéo từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín.

4. Bảo quản thực phẩm chín

  • Các thực phẩm chín cần được để nguội hẳn rồi mới cho vào tủ lạnh, sau đó bọc kín và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.
  • Nếu như thức ăn còn nóng mã đã cho vào tủ lạnh sẽ làm thức ăn bị biến chất, ngưng đọng hơi nước, sẽ có tác động không tốt cho sức khỏe khi ăn.
  • Không được để thức ăn đã nấu chín chung với thực phẩm tươi sống để tránh vi khuẩn lây nhiễm chéo. Luôn nhớ hâm nóng thực phẩm để đảm bảo vệ sinh an toàn. Tránh để đồ hộp đã mở nắp trong tủ lạnh vì sẽ làm cho thức ăn chứa trong hộp bị nhiễm vị kim loại.

5. Theo dõi hạn sử dụng của đồ ăn

Mỗi loại thực phẩm đều có hạn sử dụng riêng, vì thế cần dán nhãn hạn sử dụng lên từng loại thực phẩm Tết để tránh xảy ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm trong những ngày đầu năm mới. Chúng ta không nên để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất trung gian gây hại cho sức khỏe người dùng.

ADORN MUSEUM

Địa chỉ: O-1, TM.01, Tầng 1, Tòa nhà Orchid 1, Hado Centrosa Garden, Số 200, Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP.HCM, Việt Nam.

Hotline: (+84) 28 3930 3428

Email: support@adornmuseum.com

Giờ hoạt động:

8:30 - 17:30, Thứ 2 – Thứ 6 & 8:30 - 12:00, Thứ 7